Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Túc tắc với Miền Tây – Đất Mũi

Cái số tôi là cái số …đít nhọn. Cấu trúc như thế là ngồi không vững và không lâu ở chỗ nào. Ghế gác thì nó phải bằng phẳng chớ cứ cập kênh lênh phênh kiểu tôi thì đi là thích, vài ngày là chán; cơm sôi nhớ nhà vọt vìa dăm bữa nôn nao lại nhớ cái đoạn chòng chành của phi cơ hay lắc lư của xe đò. Vậy là lại đi….

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Hồi đầu năm, vui tình làm một nhát thẳng tiến Đồng Văn, Lũng Cú địa đầu đất nước, dựa cột cờ hòa mình vào đám trẻ vươn sải tay hát Quốc ca hoành tráng đến độ một ông giáo già miền ngược về hưu làm hướng dẫn cho tôi suýt ngất vì ghen tài. Tưởng đã thỏa cái chí lia quét ống kính soi từ dòng Nho Quế đến room từng tầng địa y vách núi dựng trời. Nhưng mà không! Gần cuối năm, quyết làm một chuyến xuôi vòng tận cuối cùng vĩ tuyến của Tổ Quốc. Vâng! Tôi đi Cà Mau!

Lên lịch trình với mọi người dứt khoát trôi nổi 7-10 ngày nhé. Muỗi! Và càng muỗi khi cái ý chí thích đâu chầu đấy và đói đâu ăn đấy…là đặt lên hàng đầu. Cả một đời chấp hàng nghiêm kỷ luật tổ chức, hoạt động cá nhân, theo nhóm toàn kỷ cương vác vai với đội đầu. Nay về hiu đâm ra lèng èng? Có mỗi bà cháu quản lý thì người yêu tui buông một câu:” Ông đi ngày nào tôi nhẹ nợ ngày ấy!”. Nàng nói thế thì nước non gì nữa! Mà thực ra tui về hiu non từ lâu lâu rồi. Khi con trai lấy vợ, tôi không còn sự chăm sóc của nó vì nó chỉ biết lo cho vợ. Khi con tôi nó đẻ con thì tôi dứt khoát mất vợ vì ngần ấy đứa cháu nội, ngoại thì chúng nó chả bao giờ cho tôi ôm vợ tôi nữa. Nó giở võ khóc ra là tôi quê độ.

Vậy thì chuyện vui đâu chầu đấy là tất yếu.

Chuyến đi được cơ cấu nghiêm ngặt bằng qui ước “sống để bụng, chết mang theo”. Có nghĩa là lên xe thì kín mít, chia tay là coi như chưa nhìn thấy gì.

Nhoáng một cái, cầu Bến Lức đã hiện ra thanh mảnh như in trong veo trên nền trời thẳm. Cái cây cầu mang đến cho tôi bao nhiêu kỷ niệm. Kể từ cách nay tới 50 năm, trong một chương trình ca cổ của đài truyền thanh, tôi nhớ nằm lòng câu hát:” Ai có dịp xuống hậu Giang đi qua cầu Bên Lức, có nhớ chăng những lời than não ruột của em bé thơ ngây hát lạc ở ven đường…! Cầm chiếc gậy tre em dắt theo ông lão tật nguyền! em cất lên lời ca buồn rười rượi…”.

Câu hát theo tôi bao nhiêu năm để rồi những năm tám mươi, tôi có dịp về Tân An và khi qua cầu Bến Lức tôi bất giác cứ tìm quanh một bóng hình. Nhưng bóng hình ông lão và cô bé thì không bao giờ có. Nhưng bù lại, tôi có một người bạn mà mãi bao nhiêu năm sau dù tóc đã bạc trắng nhưng nụ cười thân thiện và tình bạn giữa tôi và em mãi mãi đẹp như những bông cúc dã quì em trồng trước thềm căn quán nhỏ xinh xinh…

Nhớ đến bạn, tôi bấm số, đầu dây bên kia một giọng đã khàn. Chỉ khi nhận ra giọng của tôi thì em như reo lên. Nhưng anh ơi, bây chừ em phải canh 2 thằng cháu ngoại làm sao đi du lịch như anh được. Hay là anh bỏ đoàn đi vô với em, chúng mình cùng trông cháu rùi em lại nấu canh cá trê khế chua cho anh ăn??? Giời ạ! Sao đụng đến bà nào cũng kè kè cháu chắt thế này? Cả cái xe mọi người ồ lên. Biết làm sao được. Có một bức tranh mà cái tựa đề “ Uyên minh đã mất ai tri kỷ?” hiện ra thật bất ngờ!

Vào Mỹ Tho, làm một tô hủ tiếu nhất hạng với lời đe dọa:” Dứt khoát không bột ngọt nha em!”. Chủ quán dạ ran và đúng là nhất hạng. Chương trình đi Vườn được khởi thảo ngay tắp lự. Đến Miền Tây mà không đi thăm mấy cái cồn Long Lân Qui Phụng thì thật uổng.

Vé tham quan thật rẻ và hướng dẫn viên khá tận tình. Chúng tôi xuống thuyền hòa mình vào dòng sông Tiền nước đỏ phù sa. Con thuyền nổ máy vươn ra lòng sông mênh mang. Bên kia là dòng Bảo Định là quê hương của một nhà thơ lớn Nam Bộ Nguyễn Thanh Danh, ông lấy tên dòng sông quê hương đặt làm bút danh của mình: Bảo Định Giang! Ông nổi tiếng với 2 câu thơ: Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ.

Bên kia xa, nơi ấy còn có nhà lưu niệm của một Nhà văn lớn Nam bộ nữa: Sơn Nam! Một pho từ điển về đất và người Phương Nam mà mỗi lần tiếp xúc, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về sự hiểu biết và biên khảo chính xác, đích đáng của ông. Chả thế, ông được mệnh danh là…một vạt lục bình cứ trôi, cứ trôi bất chấp mọi thác ghềnh, lốc xoáy mà vừa trôi vừa nở hoa… Một điều lạ là ông Sơn Nam đã ở Sài Gòn hơn nửa thế kỷ mà cái dáng của ông vẫn như là dáng của người miệt vườn. Lúc nào ông cũng tản bộ, miệng ngậm thuốc rê…và tịnh tuyệt chả ai nghĩ ông là một nhà văn đã tiếp nối và sánh ngang những Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh, Đông Hồ…

Cứ lan man mãi, chuyến đi thì chả viết và cái chị xinh xinh đang diễn ở đầu ghe kia thì chả chịu chụp choạch. Ai trách tôi nhể? Ờ! Chụp chứ. Cười nhé. Mong mỏng tầm xuân Hà Lan thôi. Giời ạ! Thế thì cười thoải mái đi, chành chẽ đi. Miệng cười rộng nhể? Đàn ông miệng rộng thì sang/ Đàn bà miệng rộng còn sang hơn chồng!”. Kiểu gì cũng có cái thú của nó. Mình là người thích chụp chân dung. Thích cái khoảng khắc khuôn dung tỏa ra trên khuôn mặt của hình mẫu. Napan nhé!...

Gió lộng lên và sóng cũng ruyềnh lên! Hơi nước sớm phả vào lồng ngực mát rượi. Vài cánh cò mải miết đua về phía cầu Mỹ Thuận. Vài cánh tay nõn nà của mấy chị, mấy cô khoát xuống khỏa nước của dòng sông… Một thoáng nhận ra cặp mắt chị đỏ hoe. Vâng! Bác ơi! Mười lăm năm rồi con mới về lại dòng sông thân thương này đấy. Dạ! ngày xưa con đi hái Nhãn bên cồn Long hoài. Lấy chồng sang bển có đêm nào con không nhớ dòng sông quê…

Chúng tôi ăn trưa ở giữa Cồn. Nhà hàng Thới Sơn cho ăn món Tai tượng chiên xù. Bánh tráng cuốn đúng kiểu Nam Bộ. Mắm nêm khỏi chê. Đáng nhớ là món gỏi cổ hũ dừa khá lạ. Giữa trời mây, sông nước này, đưa cay vài lon thật thú vị. Văng vẳng đâu đây đờn ca tài tử. Ngặt một nỗi, tôi hơi buồn rằng: giọng ca còn non và nhỏ quá. Cái nhẽ ra, các cháu đang ở độ tuổi học hành đến lớp. Nhưng có lẽ vì mưu sinh nên phải đi làm…

Chị hướng dẫn cho biết có nhiều dịch vụ như tát đìa bắt cá, cắm trại đêm…nhưng chúng tôi khất lại, Bởi lẽ, nếu tát đìa bắt cá thì miệt U Minh chúng tôi sắp tới sẽ dân dã và phong phú, lãnh mạn hơn nhiều, Còn cắm trại? Nơi đâu phiêu lãng bằng rừng Tràm Mũi Cà Mau?

Thế là con ghe của chúng tôi nhằm hướng cồn Phụng thẳng tiến. Tuy nằm trong Tứ Linh của sông Tiền nhưng Cồn Phụng lại thuộc địa phận Bến Tre…

Làm kẹo dừa trên cồn

Lối nay xe ngựa cùng đi dạo...

VietHoa

 

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Cái số tôi là cái số …đít nhọn. Cấu trúc như thế là ngồi không vững và không lâu ở chỗ nào. Ghế gác thì nó phải bằng phẳng chớ cứ cập kênh lênh phênh kiểu tôi thì đi là thích, vài ngày là chán; cơm sôi nhớ nhà vọt vìa dăm bữa nôn nao lại nhớ cái đoạn chòng chành của phi cơ hay lắc lư của xe đò. Vậy là lại đi….

Hồi đầu năm, vui tình làm một nhát thẳng tiến Đồng Văn, Lũng Cú cột cờ hòa mình vào đám trẻ vươn sải tay hát Quốc ca hoành tráng đến độ một ông giáo già miền ngược về hưu làm hướng dẫn cho tôi suýt ngất vì ghen tài. Tưởng đã thỏa cái chí lia quét ống kính soi từ dòng Nho Quế đến room từng tầng địa y vách núi dựng trời. Nhưng mà không! Gần cuối năm, quyết làm một chuyến xuôi vòng tận cuối cùng vĩ tuyến của Tổ Quốc. Vâng! Tôi đi Cà Mau!

Lên lịch trình với mọi người dứt khoát trôi nổi 7-10 ngày nhé. Muỗi! Và càng muỗi khi cái ý chí thích đâu chầu đấy và đói đâu ăn đấy…là đặt lên hàng đầu. Cả một đời chấp hàng nghiêm kỷ luật tổ chức, hoạt động cá nhân, theo nhóm toàn kỷ cương vác vai với đội đầu. Nay về hiu đâm ra lèng èng? Có mỗi bà cháu quản lý thì người yêu tui buông một câu:” Ông đi ngày nào tôi nhẹ nợ ngày ấy!”. Nàng nói thế thì nước non gì nữa! Mà thực ra tui về hiu non từ lâu lâu rồi. Khi con trai lấy vợ, tôi không còn sự chăm sóc của nó vì nó chỉ biết lo cho vợ. Khi con tôi nó đẻ con thì tôi dứt khoát mất vợ vì ngần ấy đứa cháu nội, ngoại thì chúng nó chả bao giờ cho tôi ôm vợ tôi nữa. Nó giở võ khóc ra là tôi quê độ.

Vậy thì chuyện vui đâu chầu đấy là tất yếu.

Chuyến đi được cơ cấu nghiêm ngặt bằng qui ước “sống để bụng, chết mang theo”. Có nghĩa là lên xe thì kín mít, chia tay là coi như chưa nhìn thấy gì.

Nhoáng một cái, cầu Bến Lức đã hiện ra thanh mảnh như in trong veo trên nền trời thẳm. Cái cây cầu mang đến cho tôi bao nhiêu kỷ niệm. Kể từ cách nay tới 50 năm, trong một chương trình ca cổ của đài truyền thanh, tôi nhớ nằm lòng câu hát:” Ai có dịp xuống hậu Giang đi qua cầu Bên Lức, có nhớ chăng những lời than não ruột của em bé thơ ngây hát lạc ở ven đường…! Cầm chiếc gậy tre em dắt theo ông lão tật nguyền! em cất lên lời ca buồn rười rượi…”.

Câu hát theo tôi bao nhiêu năm để rồi những năm tám mươi, tôi có dịp về Tân An và khi qua cầu Bến Lức tôi bất giác cứ tìm quanh một bóng hình. Nhưng bóng hình ông lão và cô bé thì không bao giờ có. Nhưng bù lại, tôi có một người bạn mà mãi bao nhiêu năm sau dù tóc đã bạc trắng nhưng nụ cười thân thiện và tình bạn giữa tôi và em mãi mãi đẹp như những bông cúc dã quì em trồng trước thềm căn quán nhỏ xinh xinh…

Nhớ đến bạn, tôi bấm số, đầu dây bên kia một giọng đã khàn. Chỉ khi nhận ra giọng của tôi thì em như reo lên. Nhưng anh ơi, bây chừ em phải canh 2 thằng cháu ngoại làm sao đi du lịch như anh được. Hay là anh bỏ đoàn đi vô với em, chúng mình cùng trông cháu rùi em lại nấu canh cá trê khế chua cho anh ăn??? Giời ạ! Sao đụng đến bà nào cũng kè kè cháu chắt thế này? Cả cái xe mọi người ồ lên. Biết làm sao được. Có một bức tranh mà cái tựa đề “ Uyên minh đã mất ai tri kỷ?” hiện ra thật bất ngờ!

Vào Mỹ Tho, làm một tô hủ tiếu nhất hạng với lời đe dọa:” Dứt khoát không bột ngọt nha em!”. Chủ quán dạ ran và đúng là nhất hạng. Chương trình đi Vườn được khởi thảo ngay tắp lự. Đến Miền Tây mà không đi thăm mấy cái cồn Long Lân Qui Phụng thì thật uổng.

Vé tham quan thật rẻ và hướng dẫn viên khá tận tình. Chúng tôi xuống thuyền hòa mình vào dòng sông Tiền nước đỏ phù sa. Con thuyền nổ máy vươn ra lòng sông mênh mang. Bên kia là dòng Bảo Định là quê hương của một nhà thơ lớn Nam Bộ Nguyễn Thanh Danh, ông lấy tên dòng sông quê hương đặt làm bút danh của mình: Bảo Định Giang! Ông nổi tiếng với 2 câu thơ: Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ.

Bên kia xa nữa, nơi ấy còn có nhà lưu niệm của một Nhà văn lớn Nam bộ nữa: Sơn Nam! Một pho từ điển về đất và người Phương Nam mà mỗi lần tiếp xúc, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về sự hiểu biết và biên khảo chính xác, đích đáng của ông. Chả thế, ông được mệnh danh là…một vạt lục bình cứ trôi, cứ trôi bất chấp mọi thác ghềnh, lốc xoáy mà vừa trôi vừa nở hoa… Một điều lạ là ông Sơn Nam đã ở Sài Gòn hơn nửa thế kỷ mà cái dáng của ông vẫn như là dáng của người miệt vườn. Lúc nào ông cũng tản bộ, miệng ngậm thuốc rê…và tịnh tuyệt chả ai nghĩ ông là một nhà văn đã tiếp nối và sánh ngang những Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh, Đông Hồ…

Cứ lan man mãi, chuyến đi thì chả viết và cái chị xinh xinh đang diễn ở đầu ghe kia thì chả chịu chụp choạch. Ai trách tôi nhể? Ờ! Chụp chứ. Cười nhé. Mong mỏng tầm xuân Hà Lan thôi. Giời ạ! Thế thì cười thoải mái đi, chành chẽ đi. Miệng cười rộng nhể? Đàn ông miệng rộng thì sang/ Đàn bà miệng rộng còn sang hơn chồng!”. Kiểu gì cũng có cái thú của nó. Mình là người thích chụp chân dung. Thích cái khoảng khắc chân dung tỏa ra trên khuôn mặt của hình mẫu. Napan nhé!...

Gió lộng lên và sóng cũng ruyềnh lên! Hơi nước sớm phả vào lồng ngực mát rượi. Vài cánh cò mải miết đua về phía cầu Mỹ Thuận. Vài cánh tay nõn nà của mấy chị, mấy cô khoát xuống khỏa nước của dòng sông… Một thoáng nhận ra cặp mắt chị đỏ hoe. Vâng! Bác ơi! Mười lăm năm rồi cháu mới về lại dòng sông thân thương này đấy. Dạ! ngày xưa con đi hái Nhãn bên cồn Long hoài. Lấy chồng sang bển có đêm nào con không nhớ dòng sông quê…

Chúng tôi ăn trưa ở giữa Cồn. Nhà hàng Thới Sơn cho ăn món Tai tượng chiên xù. Bánh tráng cuốn đúng kiểu Nam Bộ. Mắm nêm khỏi chê. Đáng nhớ là món gỏi cổ hũ dừa khá lạ. Giữa trời mây, sông nước này, đưa cay vài lon thật thú vị. Văng vẳng đâu đây đờn ca tài tử. Ngặt một nỗi, tôi hơi buồn rằng: giọng ca còn non và nhỏ quá. Cái nhẽ ra, các cháu đang ở độ tuổi học hành đến lớp. Nhưng có lẽ vì mưu sinh nên phải đi làm…

Chị hướng dẫn cho biết có nhiều dịch vụ như tát đìa bắt cá, cắm trại đêm…nhưng chúng tôi khất lại, Bởi lẽ, nếu tát đìa bắt cá thì miệt U Minh chúng tôi sắp tới sẽ dân dã và phong phú, lãnh mạn hơn nhiều, Còn cắm trại? Nơi đâu phiêu lãng bằng rừng Tràm Mũi Cà Mau?

Thế là con ghe của chúng tôi nhằm hướng cồn Phụng thẳng tiến. Tuy nằm trong Tứ Linh của sông Tiền nhưng Cồn Phụng lại thuộc địa phận Bến Tre…

Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất