Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Trò chuyện với Thượng Tọa Pháp Tông

  Ước Mơ Nhỏ rất xúc động và vui mừng khi  được biết Thượng toạ Pháp Tông- Chủ trì chùa Huyền Không, Trưởng ban điều hành hệ phái Nam Tông TT-Huế, Hiệu trưởng trường phật học Nam Tông, Chủ nhiệm Trung tâm anh ngữ Huyền Không và là một người đồng hành, gắn bó với Ước Mơ Nhỏ trong nhiều hoạt động thiện nguyện suốt thời gian qua… 
. đã bảo vệ xuất sắc luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục tại đại học Sư Phạm Huế.
Đặc biệt hơn, với sự xuất sắc và tính thực tiễn cao của đề tài, Hội đồng bảo vệ đã đặc cách để thầy tiếp tục làm luận văn tiến sĩ mà không cần phải chờ thời gian 2 năm sau!!!
Cái duyên đã đưa Ước Mơ Nhỏ song hành cùng Huyền Không và Thượng Tọa Pháp Tông những năm qua, dù tuổi đã cao nhưng không quản ngày đêm đi cùng Quĩ Ước Mơ Nhỏ đến các vùng quê xa xôi, vùng sâu vùng xa khảo sát và trao học bổng cho các em học sinh và sinh viên…
Ban biên tập Ước Mơ Nhỏ đã xin có một cuộc trò chuyện với Thượng Tọa xoay quanh tập luận văn rất đặc biệt và tâm huyết này của ông.
 
PV: Thưa! Xin thầy hãy chia sẽ khái quát qua về đề tài mà thầy vừa làm, được không ạ?
-Đề tài mà thầy vừa bảo vệ là “So sánh hệ thống giáo dục phật học của Thái Lan và Việt Nam”. Nhiều nghiên cứu sinh khác đã chọn đề tài về quản lý giáo dục, tức là mang tầm vi mô nhỏ hơn. Áp dụng vào một nơi cụ thể, một hoàn cảnh cụ thể. Còn thầy chọn đề tài này mang tầm vĩ mô nhiều hơn, có tính chất lý thuyết cao, nghiên về tính chiến lược của một nền giáo dục của cả quốc dân. Lúc đầu, mấy thầy trong hội đồng bảo vệ khuyên thầy nên chọn đề tài khác vì đề tài này “nhạy cảm”, đụng chạm đến cả 1 hệ thống giáo dục của nước ta. Nhưng sau đó, thầy hướng dẫn của thầy ở ngoài Hà Nội, họ cũng nắm được chiến lược phát triển giáo dục của nước mình thì cho rằng đề tài này không có gì “nhạy cảm” cả. Thực tế chúng ta đã và đang thừa nhận nó, chẳng qua là chúng ta chưa có một văn bản chính thức để thừa nhận nó mà thôi!....
 
PV: Thầy nói đề tài của thầy nghiên cứu trên lý thuyết nhiều hơn. Nhưng tại sao thầy không chọn đề tài khác mà phải là đề tài “So sánh hệ thống giáo dục phật học của Thái Lan và Việt Nam”? thầy phải dựa trên một cơ sở thực tiễn nào đó của nước ta phải không?
-(Thầy cười….) Thầy đã tiến hành nghiên cứu về giáo dục của nước ta và nhận thấy có nhiều lỗ hổng lắm. Trong đó lổ hổng lớn nhất là về mặt đạo đức, nhân cách của con người. Người Việt Nam ta đã và đang thiếu hụt về mặt đạo đức và nhân cách rất trầm trọng. Thực tế là đã có rất nhiều người đã rơi rụng rồi…Giới trẻ ngày nay chỉ quan tâm tới hình thức bên ngoài như tiền tài, địa vị, nhà lầu xe hơi…mà quên mất là những thứ đó phải được xây dựng trên nền tảng của đạo đức. Đi ra thế giới, bên cạnh trí tuệ và nhiều mặt tích cực khác thì chúng ta bị người khác đánh giá về mặt đạo đức này kia, nào là dối trá, lừa gạt người khác, nào là tranh dành nhau từng miếng ăn….
Lỗi là của ai bây giờ? Nói ra thì rộng lắm…Lỗi là của cả xã hội, của cả những người làm công tác lãnh đạo và có cả lỗi của phật giáo nữa. thầy tiến hành nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết hệ thống giáo dục của họ (của Thái Lan)  cũng với mục đích là áp dụng vào Việt Nam mà thôi.
 
PV: Trước khi làm đề tài này thì thầy đã áp dụng thử chương trình nào đó vào chùa của mình hay chưa, thưa Thầy?
Thầy chọn đề tài “so sánh hệ thống giáo dục phật học của Thái Lan” là vì thế này: Đất nước họ đã trải qua rất nhiều cuộc đảo chính chính trị nhưng rồi xã hội họ vẫn ổn định. Nếu như tình trạng của Thái Lan mà xảy ra ở một nước khác thì sẽ bất ổn hơn rất nhiều rồi. Vậy thì cái gì đã giúp đất nước Thái Lan có một sự ổn định cao như thế? Một trong những yếu tố góp phần vào thành công đó chính là họ được giáo dục về mặt nhân cách, đạo đức rất tốt ngay từ hồi nhỏ. Một đứa trẻ khi còn nhỏ đã được nghe kinh phật, tiếp xúc với phật pháp...Khi lớn lên chúng chỉ cần đứng trên nền tảng đó để hiểu hơn và áp dụng vào đời sống xã hội mà thôi. Còn với những đứa bé ở chúng ta không được đào tạo từ nhỏ. Lớn lên rồi thì con người mới được giáo dục vì sao phải kính tăng, vì sao phải học phật pháp…
 
Trước khi nghiên cứu, thầy đã áp dụng thử nhiều chương trình ở ta nhưng không phải bê toàn bộ của họ về áp dụng y chang mà phải có chọn lọc. Ví dụ như các khóa tu học mùa hè, khóa tu gieo duyên mà Ước Mơ Nhỏ đồng hành với thầy thời gian qua đó! Một đứa bé ở nhà đôi lúc gặp cha mẹ còn  không chào nữa! Chúng còn không biết làm bất kể việc gì dù là nhỏ nhất. Toàn bộ đều do bố mẹ các em làm thay. Như thế vô tình bố mẹ đã hại con cái họ về mặt giáo dục đạo đức rồi. Trải qua một khóa tu 10 ngày thôi nhưng các em được giáo dục, được tiếp xúc ban đầu về phật pháp để rồi các em về nhà đều ngoan ngoãn hơn, nết na hơn, yêu thương cha mẹ hơn và có thể làm được những việc nhỏ cho các em thay vì trước đây đều do ba mẹ làm hết!
 
PV: Tại sao thầy có quyết định cần phải tiến hành nghiên cứu luận văn thạc sĩ về giáo dục và sắp tới tiếp tục tiến hành nghiên cứu luận văn tiến sĩ nữa, thưa thầy?
- Thầy tiến hành nghiên cứu luận văn với 2 mục đích. Đầu tiên là thầy có một mong muốn mở một trường đại học phật giáo. Để làm được điều đó thì yêu cầu phải có kiến thức, kinh nghiệm về quản lý giáo dục. Lâu nay thầy vẫn quản lý đó thôi nhưng chưa được đào tạo, chưa có nền tảng…thì nay mình phải học, phải nghiên cứu để có hướng đi đúng.
Mục đích thứ hai của thầy là mình phải đứng vào đội ngũ của những nghiên cứu viên. thầy đang tiến hành làm luận văn thì mới là nghiên cứu sinh thôi. Khi có bằng tiến sĩ và đề tài của mình được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế thì mình mới là nghiên cứu viên. Những gì thầy đang nghiên cứu là lý thuyết nhưng lý thuyết đó phải được áp dụng vào thực tế. thầy muốn cho mọi người thấy được nét đẹp của Phật giáo nước ta thời Lý, Trần mà lâu nay chúng ta bị hiểu sai. Cái thời mà Phật giáo nước nhà được áp dụng vào thực tiển đời sống rất cao, từ chính trị, văn hóa đến cả kinh tế…thời mà Phật giáo đã giúp đất nước ta chiến thắng trong trận Bạch Đằng, Chi Lăng lịch sử….cái thời mà vị vua (Trần Nhân Tông) đã bỏ ngai vàng mặc chiếc áo vàng tu hành này, xuất gia…tạo nên một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc mình. Thật ra, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có chung một tín ngưỡng với ta về Phật giáo. Nét đẹp Phật giáo và văn hóa của ta và họ là một. Khi hiểu được điều đó thì cách ứng xử giữa các nước với nhau sẽ tốt hơn….
 
PV: Thầy có thể chia sẻ về những dự định trong tương lai của thầy không ạ?
  - Người ta bảo “nói trước là bước không qua” nên thầy sẽ không nói cụ thể. Trước tiên thầy sẽ áp dụng những gì đã nghiên cứu vào môi trường nhỏ gần thầy đã. Nếu hiệu quả thì nó sẽ lan rộng ra nhiều nơi. Hoặc nếu có ai quan tâm muốn tìm hiểu thì họ sẽ tìm gặp thầy. Lúc đó thầy sẽ chia sẽ trao đổi.
Còn nếu nhân duyên đủ lớn, thầy được làm ở tầm vĩ mô hơn thì càng tốt. Lúc đó sẽ giúp cho cả hệ thống giáo dục quốc dân chuyển động theo….
 
Một lần nữa, Ước Mơ Nhỏ chúc mừng thầy đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ. Chúc thầy sẽ thành công hơn trong lần bảo vệ luận văn tiến sĩ sắp tới.
Kính chúc thầy an vui và sức khỏe!
 
Vài hình ảnh về Thượng Tọa Pháp Tông Uoc Mơ Nhỏ ghi lại được:
Thượng Tọa đón tiếp và trò chuyện với đại diện Hoàng Gia Thái Lan
Lễ Dâng Y Katina tại Huế
Gieo Duyên lành...
 
Thực hiện: Minh Phú
 

Tin mới hơn:
Tin trước đây:
Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất