Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Bình Luận Tam Quốc 1 & luận các anh hùng

Loạt bài Bình luận Tam Quốc: tổng hợp-Bình bủm-Chua trét: VietHoa
Tam Quốc diễn nghĩa" là một tiểu thuyết dựa vào lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc. Tác phẩm do ông viết tay đầu tiên đã có công tập hợp lại những mẩu chuyện này là "Tam quốc chí bình thoại".
.
Nói về Trung Quốc Đại Lục, vào thời nhà Chu, sau khi tiêu diệt nhà Ân đã thực hiện việc cắt đất phong vương cho con em và tướng lĩnh. Trung Quốc biến thành hàng chục quốc gia nhỏ bé phên dậu cho vương triều. Nhà Hán kể từ vua Cao Tổ là Lưu Bang trảm xà khởi nghĩa thống nhất được thiên hạ, giữ lấy ngai vàng cho Đến khi vua Quang Vũ là Lưu Tú quật khởi, giết loạn thần là Vương Mãng, phục hưng cho nhà Hậu Hán, rồi truyền Đến đời vua Hiến Đế thì bị chia làm ba nước. Chính quãng thời gian dài này ông La Quán Trung đã dựa vào lịch sử để viết thành tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tam Quốc Diễn Nghĩa đã làm say mê biết bao nhiêu con người, thế hệ và các tầng lớp nhân dân không chỉ ở Trung Hoa Đại Lục mà còn rộng ra cả thế giới. Ở Việt Nam, cụ Phan Kế Bính đã bỏ công dịch gói thành 13 tập Tam Quốc và cụ Bùi Kỷ là người công phu hiệu đính bản dịch này. Nó được in đi, in lại từ lúc còn là giấy dó cho đến Couche, Bãi Bằng. Bao nhiêu chai rượu đã được mở ra; bao nhiêu ấm trà đã được chuyên rót và từ thịt chó đến khô mực, cóc, ổi, hạt dưa…tùm lum hết chỉ dùng phục vụ mỗi cái đoạn Chém gió, bình Tam quốc.

Việt Nam có rất nhiều cao nhân có tài bình luận hơn người lại am hiểu Tam Quốc đến tận chân lông kẽ lông, từng đọc nát tất cả các bộ Tam Quốc đã từng xuất bản ở VN, từ bộ TQ 13 tập nay đã thất truyền đến các bộ 8 tập, 4 tập, 3 tập, 2 tập... và có thể bình Tam Quốc cả ngày liên miên bất tuyệt như nước chảy mây trôi. Vài ông sáng cà phê chiều diệu bia tối ka ra ô kê, tự ví mình với Mao Tôn Cương, Kim Thánh Thán. Khi có Yahoo, họ chat chit về Tam Quốc cả ngày không chán.

 đúng vậy đó! Làm sao mà thờ ơ được trước một thiên tiểu thuyết đồ sộ, ngồn ngộn chi tiết và muôn nẻo tính cách, phong phú địa danh như Tam Quốc? Có cuốn tiểu thuyết nào ngần ấy nhân vật tướng lĩnh, vua, hậu, phi phèo, thái giám mà có ngần ấy tính cách và khuôn dung khác nhau? Có một nhân vật nào được tác giả ưu ái cho “sống thọ” lai rai nhưng chiến đấu thì phối hợp cũng như slo đều ngon nghẻ suốt 13 tập của Tam Quốc là tướng Liêu Hóa của nhà Hán (sau là Thục). Có nhân vật nào được nhiều người khen phục, nhiều kẻ chê bai trái ngược như Tào Tháo?...

Còn rất nhiều và rất nhiều. Nhưng rõ ra cái tài của La Quán Trung nhấn xuống là chỗ này. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý 2 điều để cảm thụ Tam Quốc Diễn Nghĩa. Đó là: La Quán Trung là một người yêu mến nhà Hán và không thích nhà Ngụy. Hai là cuốn tiểu thuyết có giá trị về Văn học chứ không phải có giá trị về lịch sử. Vậy nên, mọi nhầm lẫn cho rằng Tam Quốc là tái tạo lịch sử Trung Hoa giai đoạn từ 180 TL là một điều sai lầm.

Trở lại giai đoạn Mạt Hán mà La Quán Trung nói ngày đó:

Cái nguyên do rối loạn sau này là do tới hai ông vua Hoàn Đế và Linh Đế. 

Vua Hoàn Đế giam cầm các bề tôi trung trực, lại tin dùng bọn hoạn quan, làm cho thế nước bị suy vị Khi vua Hoàn Đế băng hà, vua Linh Đế lên nối ngôi, có quan Đại Tướng Quân Đậu Vũ và quan Thái Phó Trần Phồn cùng giúp việc trị nước. Hai vị tôi thần nầy vốn một lòng trung nghĩa, nhưng bên cạnh lại có bè lũ hoạn quan Tào Tiết chuyên quyền làm bậy. Đậu Vũ và Trần Phồn lập mưu tru diệt bọn này để trừ tai họa cho nước, chẳng may cơ mưu bị bại lộ, hai vị tôi thần nầy đều bị chúng hãm hại.

Từ đó, bọn hoạn quan càng lộng quyền, chúng liên kết với loạn thần tác yêu, tác quái.

Năm Kiến Ninh thứ hai (niên hiệu của vua Linh Đế), tháng tư ngày rằm, nhà vua ngự ra điện ôn Đức, vừa ngồi xuống ngự ỷ, bỗng có một trận cuồng phong rất lớn nổi lên, rồi một con rắn xanh to tướng từ trên sà ngang cung điện rơi xuống nằm ngang trên ngự ỷ. Vua thất kinh ngã lăn ra bất tỉnh, các quan hầu cận phải đưa vua vào nội cung cứu cấp.

Nhưng chỉ trong giây lát, con rắn biến đi đâu mất, trời lại nổi lên một trận cuồng phong dữ dội, mưa tuôn như trút nước. Kế đó, mưa đá lại rơi theo tới hơn nửa ngày, nhà cửa bị hư sập vô số.

Vào tháng hai, năm Kiến Ninh thứ tư, kinh đô Lộc Dương lại bị động đất, rồi nước biển dâng lên tràn ngập cả một miền duyên hải. Dân cư, làng mạc, của cải bị sóng cuốn ra khơi mất tích.

Cũng vào đời vua Linh Đế, vào năm Quang Hòa thứ nhất, tại một vùng thôn dã, có một con gà mái hóa gà trống, rồi đến ngày mồng một tháng sáu, một luồng hắc khí dài hơn mười trượng bay thẳng vào điện ôn Đức.

Cũng vào mùa thu năm đó, trước nhà Ngọc Đường bỗng hiện lên một cầu vồng sáng chói. Sườn núi Ngữ Nguyên bị sụp lở, đất đá đè chết người. Tới khúc này thì phải chua thêm vài chữ: giá như ngày đó mà như bây giờ thì Việt Nam chúng ta sẽ điều động luôn nhà “Ngoại Cảm” PTBH và cái Trung tâm nghiên cứu Tiềm Năng con người của đám Tiến sĩ và cán bộ về hiu kia sang hỗ trợ ít ngày thì đâu đến nỗi đất nước Trung Hoa phên dậu của chúng ta lâm vào nội chiến ngần ấy năm khổ ải. Nghĩ đúng là con người tài lại bất phùng thời và vùng đất bao la kia thật không có diễm phúc…

 
 
Thời nhà Hán, Hán Vũ Đế chia Trung Quốc thành 13 châu (Ký, Thanh, U, Tinh, Duyện, Dự, Kinh, Dương, Lương, Ích, Ung, Cổn, Dĩnh), đặt ra các quan cai quản các châu, dưới châu là quận. Viên quan coi trấn các châu là Thứ sử. Thứ sử thay quyền Hoàng đế cai quản châu quận của mình, nhưng không có binh quyền. Nhưng thời cuộc dần đổi thay, chính quyền trung ương suy yếu dần do đấu đá triền miên trong triều chính, lực lượng của các thứ sử ngày càng bành trướng, luôn có xu hướng thoát ra khỏi khuôn khổ.

Khi khởi nghĩa Hoàng Cân bùng nổ, Trung Quốc rơi vào vòng binh lửa. Nhà Hán chiêu binh tại các châu quận để dẹp loạn. Trong vòng hơn nửa năm, quân chủ lực của Hoàng Cân bị tiêu diệt, song dư đảng còn ở khắp nơi hoành hành quấy nhiễu, quân triều đình qua cuộc chiến cũng bị thiệt hại nặng nề nên không đủ khả năng giúp các địa phương trấn áp triệt để (bọn này gọi là Giặc Khăn Vàng). Giòng giõi nhà Hán có Lưu Yên (bố Lưu Chương – Mà Lưu Chương sau này là Thái Thú Kinh Châu) - lúc đó đang là Thái thú Giang Lăng được hoàng đế Hán cấp giấy phép phân quyền như sau : cho phép các thứ sử thành lập quân đội riêng để tự dẹp loạn, đổi chức thứ sử một số châu thành chức Mục. Lưu Yên làm Ích Châu mục, Hoàng Uyển làm Dự châu mục, Lưu Ngu làm U châu mục ... {Chức mục bắt đầu ra đời từ đó, bấy giờ là năm 188 (TL)}
Các châu mục lớn quyền, lực lượng độc lập có sinh cá sát thì triều đình cũng nhanh chóng mất đi quyền chỉ huy khống chế các địa phương, tình trạng quần hùng cát cứ đã manh nha xuất hiện. Trung tâm triều Hán rơi trượt một bước rất dài sang cảnh hữu danh vô thực.
Năm 189, lại một biến cố đột ngột. Hoàng đế chét lúc đang thanh niên (hình như bị Thượng mã Phong! Hặc! hặc!) Con vua là Thiếu Đế lên ngôi kế vị. Mới 14 tuổi đầu ngày nay chỉ biết bấm game bùm bùm là chính, ngày xưa thì ham bi, đáo, cù quay… chứ đã biết gì đến Quốc gia đại sự. Mọi chuyện đám hoạn quan tung tác như chợ giời. Hà Tiến (anh Hà Thái hậu) định mưu diệt hoạn quan, nhưng lại theo phương án là đưa quân Tây lương về làm hậu đội đóng ngoài cung như một cứu cánh. Cái gì cũng có mặt trái. Phương án này tạo ra sự kèn cựa và nghi kỵ, lộng quyền. Tướng không chịu tướng. Quân thì ham ăn, hám gái ưa lô đề cờ bạc (hặc!) do đó dẫn đến chính biến cung đình nghiêm trọng. Đến một ngày, Hoàng Cung chìm vào biển lửa. Vua tôi nhà Thiếu Đế  bỏ chạy tán loạn như bò mất phương hướng. Người đời bình là: Đế chẳng ra Đế, Vương chẳng ra Vương...

Rối loạn và vô chính phủ bắt đầu từ lâu nhưng tới phút này xem ra cháy nhà ra mặt …thủ lĩnh. Kết quả là Trung Quốc có rất nhiều “ông vua con”. Thế mới biết, mỗi lần đất nước có can qua, các vị gọi là “cán bộ cao cấp” không ai chịu ai. Cuối cùng chỉ có đám dân chúng là khổ. Suốt một dãy Trung Hoa mênh mông như thế, biết bao nhiêu năm giời xương chất thành núi, máu chảy thành ao.
Các thủ lĩnh cơ bản gồm có:
1. Công Tôn Độ ở Lưu Đông (một phần Hà Bắc ngày nay)
2. Lưu Ngu, Công Tôn Toản ở U châu (một phần Hà Bắc ngày nay)
3. Viên Thiệu giữa 3 châu là Ký, Thanh, Tinh (Sơn Đông, Sơn Tây, một phần Hà Bắc)
4. Tào Tháo chiếm Cổn Châu (thuộc một phần Hà Bắc)
5. Viên Thuật ở Dương Châu (hạ lưu sông Hoàng Hà)
6. Trương Tú ở Nam Dương (vùng Hà Nam ngày nay)
7. Tôn Kiên chiếm Giang Đông (hạ lưu sông Trường Giang)
8.Trương Lỗ ở Hán Trung (thuộc Thiểm tây ngày nay)
9.Đổng Trác, Lý Thôi, Quách Dĩ ở cố đô nhà Hán là Tràng An (cũng thuộc vùng Thiểm Tây)
10. Mã Đằng, Hàn Toại ở Lương Châu (vùng Cam túc bây giờ)
vv và vv

Cuộc chiến từ lai rai cho đến khốc liệt cứ diễn ra. Quá trình ấy, đã tạo lên bao nhiêu anh hùng, bao nhiêu quân sư và rất nhiều quái kiệt trong nhiều lĩnh vục. Đời sau truyền miệng một Hoa Đà bác sĩ tuyệt chiêu với đủ các môn từ khoa thần kinh (định bổ óc Tào Tháo nạo mủ) đến đa khoa (chữa cho Chu Thái Đông Ngô và phẫu thuật bả vai cho Quan Công) đến thú y (Thiến gà, thiến lợn của sách cháy dở còn lại). Một Tả Từ thông thiên địa chỉ thua PTBH và cậu Thủy ở Việt Nam bây giờ có vài phân. Rồi Giời đã sinh ra Du (Chu Du) sao còn sinh ra Lượng (Gia Cát) {Có thơ củm khái rằng: Trời xanh đã chót sinh Công Cẩn/Trần thế sao đành nẩy Khổng Minh?}. Những bà Mẹ đáng phục như mẹ Từ Thứ. Những kế sách hoàn hảo, vi diệu mà mãi mãi đến hôm nay chúng ta nhiều hậu duệ áp dụng rất khả thi. Ví như cái tích Tháo giết cả nhà người ta khi họ cho ăn và tá túc mà vẫn bao biện được: thà ta phụ người còn hơn người phụ ta! Cái chuyện kế khổ nhục của Hoàng Cái bên Đông ngô nhằm đưa Tháo vào tròng đến bây giờ hình như vị Giám đốc CT kia đang quay dây cho Luật sư “ vì dân và vì ta” đang hăm hở bước vào “rừng Mơ” tìm bắt con “Tưởng Bở”.

Hặc! còn rất là nhiều nhiều.

Đương nhiên rằng: Tam Quốc là một cuốn sách đầy ham mê. Nhiều người “ Ăn Tam Quốc, Ngủ Tam Cuốc và Iêu cũng Tam Cuốc …” thì chuyện ý tứ bình luận trùng nhau. Những cách thể hiện trùng nhau là đương nhiên. Vì vậy, các bác đọc xong có quyền copy đi chém gió bất cứ đâu và người biên soạn, tổng hợp là thằng tôi không chịu trách nhiệm gì cả nhóe…

Toàn bộ họ hàng hang hốc nhà tay Hình Văn Ảnh trong loạt bài này vốn dĩ sưu tầm.

Có nhé, với khoảng 50 kỳ lốt phốt xong thì cũng là tết đến và chúng ta tới Vơn Cớp sắp rồi…
Xuyên suốt về tư tưởng và ý chí chỉ là mua vui cho các bạn. Đôi khi cũng giêu giễu một tý gọi là bởi vì ...nín quá thấy ức chế lắm!
Quí bạn đọc thì đọc mà nhớ cho: Bị kia chưa chắc đã là Liu Bị hoàng thúc nhà Hán. Tháo kia nhưng chưa chắc đã là Tào A Man bảo thủ không chịu Tháo dây cột thuyền trên Xích Bích...
 
Khúc này nói cho rõ hơn:
Bộ "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung trong quá khứ có tới 20 bản. Tiểu thuyết chương hồi "Tam Quốc diễn nghĩa" 120 hồi mà ngày nay nhiều người trong chúng ta biết đến do La Quán Trung viết ra vào khoảng những năm 1330 và 1400 (khoảng cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh), rồi cha con nhà phê bình Mao Tôn Cương đời Thanh chỉnh lý. Tiểu thuyết này được viết bằng thứ chữ Hán dễ đọc và được xem là tác phẩm chuẩn mực trong suốt 300 năm. La Quán Trung đã sử dụng một phần tư liệu lịch sử trong "Biên niên sử Tam Quốc" do Trần Thọ biên soạn bao gồm các sự kiện từ thời Loạn Khăn Vàng vào năm 184 cho tới lúc thống nhất ba nước dưới thời nhà Tấn vào năm 280. La Quán Trung đã kết hợp những kiến thức lịch sử này cùng với tài năng kể chuyện hấp dẫn của mình để tạo ra một loạt tính cách nhân vật tiêu biểu. Tất nhiên, ông tôn sùng yêu quí nhà Hán nên dưới ngòi bút của ông thì hậu duệ hán là Lưu Hoàng Thúc (Lưu Bị) được ưu ái hơn cả

Năm 1987, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp in Tam Quốc Diễn Nghĩa ghi Lời giới thiệu:

"Tam Quốc của La Quán Trung có nhiều bản khác nhau. Một trong những bản sớm nhất hiện nay Trung Quốc còn giữ được là bản in năm 1522 (niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh). Bản này gồm 21 tập, có 240 hồi với tên gọi là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa. Về sau người ta in nhiều bản Tam quốc khác, có tới 20 bản. Các bản sau có thay đổi chút ít, song nội dung cơ bản vẫn không khác với bản in năm 1522 là mấy. Mãi đến đời nhà Thanh, Mao Tôn Cương (người Gia Tô) dựa vào bản in 1522 chỉnh lý lại các hồi mục, thêm bớt sử liệu, và hoàn thành vào khoảng năm Khang Hy thứ 18 (1678) hoặc sớm hơn một chút. Mao Tôn Cương bắt chước Kim Thánh Thán bình cải Thuỷ Hử và Tây Du Ký, ông sửa chữa, thêm bớt nhiều chi tiết, đổi tên hồi thành những câu thơ biền ngẫu 7, 8 chữ, đặc biệt sau mỗi hồi viết thêm lời bình và dồn 240 hồi thành 120 hồi. Từ đó bản do Mao Tôn Cương chỉnh lý với tên gọi là Tam Quốc diễn nghĩa đã thay bản gốc của la Quán Trung lưu truyền mãi cho tới ngày nay..."

 
Kỳ sau: khắc họa đôi nét vài Anh Hùng nhớ được…
 
 
 
Đại Kiều (trên), Tiểu Kiều (dưới)
 
Chuyện giành gái đánh nhau thời nào cũng có
 

 


Tin mới hơn:
Tin trước đây:
Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất