Ước Mơ Nhỏ - Tất cả vì trẻ em nghèo

Bài tiếp theo: Tìm hiểu sơ bộ về Phật Giáo

       VietHoa

I-  SƠ BỘ VỀ ĐỨC PHẬT VÀ CÁC DÒNG PHẬT HỌC …

Trước khi đi vào phân tích các dòng Phật Học, các Tôn giáo…người viết xin đề cập lướt qua mấy điểm chung riêng bởi chắc chắn, bài viết này sẽ có Phật Tử lướt qua và có thể cả Chư Tăng cũng xem xét.

.

Đức Phật theo các tài liệu đều khẳng định đó là MỘT NGƯỜI. Ngài sinh ra là một con người; sống trên đời như một người và từ giã cõi trần như một người. Ngài chưa bao giờ tự xưng là Thần Thánh. Sau khi mất và hỏa thiêu, cơ thể của Ngài kết thành Xá Lợi.

Nhiều tài liệu ghi rằng: vào rằm tháng 4, năm 623 trước công nguyên một nơi hiện nay là vùng biên giới giữa Nêpan và Ấn Độ, Đức Phật Thích Ca đã giáng sinh với vị trí hoàng tử con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Maha Maya (Ma Da). Tên lúc nhỏ của ngài là Si Đác Ta (Tất Đạt Đa), Họ ngài là Gotama (Cồ Đàm). Năm 16 tuổi, ngài cưới công chúa Yasodhara (Da du đà la), và trong gần 13 năm, ngài sống bên vợ con.

Năm 29 tuổi, ngài đi tu.

Như vậy, sau 6 năm gian khổ, kiên trì, không mệt mỏi, vào năm 35 tuổi. Thái Tử Si Đác Ta đã chứng ngộ chân lý cứu kinh vô thượng và trở thành Đức Phật, bậc toàn giác mà sự xuất hiện là chuyện hy hữu nhất trên đời này.

Có thể nói điều mà người nhà phật ca tụng đức đặc sắc nhất của Phật Thích Ca như là một giáo chủ, là không áp đặt một quyền lực nào hết lên trên con người. Phật không bao giờ cường điệu tính yếu hèn, tính tội lỗi nơi con người, trái lại, Phật luôn luôn nhấn mạnh con người có đầy đủ bản chất hướng thiện, đồng thời có đầy đủ khả năng tự hoàn thiện mình. Tự mình cố gắng và phấn đấu, thì mình sẽ được giác ngộ và giải thoát. Đó là lời khuyên thường được nhắc đi, nhắc lại của Phật Thích Ca.

Tuy nhiên, với một chiều dài xấp xỉ 3000 năm; bây giờ nhìn vào thực tế đời sống xã hội của thế kỷ 21 tại Việt Nam thì lời khuyên của Phật dù vẫn đúng nhưng có vẻ giản lược và có chăng chỉ lay động được những tâm thiện căn bản; giống như cái tinh thần “phê và tự phê” mà người ta thường nói trong một tổ chức quá cũ, không đủ để thức tỉnh lỗi lầm. Nói cách khác, như một máy tính, yêu cầu hoạt động phải trơn tru, vi diệu nhưng người ta vẫn còn sử dụng phần mềm đã cũ…

Hiện nay, trên thế giới cùng tồn tại và phát triển hai dòng Phật học chính là Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông.

Giả thiết của một số tài liệu ghi rằng: phật giáo Nam Tông được hình thành từ kinh điển Pāi văn, đi xuống miền nam Ấn Độ, sang các nước Srilaca, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thailand, Campuchia, Laos. Truyền thừa này được gọi là Theravāda (Thượng tọa bộ) hay Phật giáo Nguyên thủy.

Phật giáo Bắc Tông được khai sinh từ kinh điển ngữ hệ Sanskrit, đi qua các nước Tiểu Á, Trung Á; vượt Hy Mã Lạp sơn qua nhiều nước ở Tây Vực, đến Đôn Hoàng, sau đó tản mác sang Tây Tạng, Mãn Châu, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Truyền thừa này được gọi là Mahāsaghika (đại chúng bộ) – sau biến thành phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna).

Đương nhiên, cả hai dòng phật học đều khởi nguồn từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Từ hai nhánh ban đầu ấy, nó không hợp lưu mà phân lưu; phân lưu cho đến tận bây giờ!

Nhánh nào ưu việt hơn? Nhánh nào phát triển hơn? Chắc chắn những ai nghiên cứu và tìm hiểu về Phật Học đều có những lý giải. Đối với người viết bài thì: Đi chưa được xa; đọc chưa được nhiều; thấy chưa được bao nhiêu, nhiều năm cục cựa trong cái vùng trũng cỏn con mà phật học phủ đến cho nên không có những khẳng định mà chỉ có những thắc mắc và giãi bày và có thể có những bình phẩm dù rằng như…thầy bói mù sờ voi. Nhưng tất nhiên, đề cập đến vấn đề này, tác giả cũng sẵn sàng đưa ra lời nhận xét của riêng mình.

Phạm vi bài viết này, chỉ xin đề cập đến “mặt bằng Phật Học” tại quần chúng Việt Nam mà thôi.

Cái bình phẩm đầu tiên về hai dòng Phật Học nêu trên theo tôi đó là một nỗi nuối tiếc! Nuối tiếc rằng: Sau khi Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn và Phật Học thế giới này dần dần hình thành hai dòng Bắc Tông và Nam Tông. Vâng! Dù là dòng phật học nào thì cũng để lại vô vàn dấu ấn, di chỉ tuyệt vời. Với một nền tảng triết học thâm uyên, quán thông và vững chắc; với một cái nhìn minh triết, thấu thị vào các định luật biến thiên, dịch hóa của trời đất…Phật giáo hai dòng đi đến đâu cũng đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi sinh hoạt tư tưởng, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, xã hội, chính trị, khoa học… của nhân loại. Đã thổi một luồng sinh khí mới mẻ, mát mẻ và trong lành đến với cõi đời này giúp cho bao nhiêu số phận, cuộc đời tự tìm được giải thoát với một nhân sinh quan bao dung và cảm thông…

Chỉ tiếc rằng: Giá mà hai dòng phật học Nam Tông và Bắc Tông có dịp HỢP LƯU (xin nhấn mạnh), đúc kết được những tinh túy, thông điệp thiêng liêng; rút ra được những điều nhiệm màu sau những thăng trầm của lịch sử, biến thiên của địa lý, phát triển của khoa học kỹ thuật…để Tam Tạng Kinh để đi vào lòng người hơn nữa, cuộc đời này càng ý nghĩa hơn nữa. Hơn bao giờ hết, việc tổng kết những kinh nghiệm cho những bước đi dài như thế của những cuộc trường chinh nhà Phật sẽ đem lại nhiều thuận lợi hơn cho phật học

Sau rồi lại phân nhánh, đi theo dòng chảy của cuộc đời để xóa nhòa mọi phân cách địa dư, chủng tộc, lòng thù hận, dạ sân si…để cùng các nhà kỹ trị đưa thế giới này, tinh cầu này tiến tới xa hơn, nhân thiện và trác tuyệt hơn hiện nay.( Nhưng nếu chiểu theo những trao đổi thực tế và một vài quan điểm xa xưa thì chuyện “Hợp Lưu” như mong ước của tác giả sẽ không bao giờ có vì không ít những xung đột của các bên)

Đối với Việt Nam, phật giáo Bắc Tông (còn gọi là Đại Thừa) phát triển mạnh ở Miền Bắc và phổ biến ở Miền Nam. phật giáo Nam Tông (còn gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy) chỉ phát triển và duy trì từ Quảng Trị trở vào. Tại sao như vậy, người viết xin không đi sâu, Câu trả lời nhường lại cho đời sau…

Sau khi đất nước thống nhất. Lĩnh vực phật giáo cũng được vận động để qui tụ về một mối và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chính thức thành lập tháng 11- 1981 tại Hà Nội. Giáo Hội đại diện cho các hệ phái phật giáo Bắc Tông, Nam Tông, Tăng Ni, cư sĩ Phật tử trên toàn quốc.

  

Về tôn giáo nói chung thì: Tôn giáo là một dạng đặc thù của hình thái ý thức xã hội, quá trình ra đời, tồn tại và phát triển ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc.

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Theo số liệu thống kê, cho đến nay ở Việt Nam có 19 tổ chức của 8 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Trên cả nước có hơn 20 triệu tín đồ (chiếm gần 30% dân số), hơn 56 ngàn chức sắc, nhà tu hành và 25 ngàn cơ sở thờ tự.

Tuy nhiên, theo thực tế thống kê của một tổ chức thì: Từ thập niên 90 của thế kỉ 20, con số không chính thống (tức là không được Nhà Nước công nhận tư cách pháp nhân)  lên đến 50 nhóm giáo phái với khoảng 60 tên gọi khác nhau. Trong số đó, có nhiều nhóm giáo phái từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam (8/60 nhóm). Có loại gần với phật giáo như: Long Hoa Di Lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Chân tu tâm kính, Tiên thiên Phật nhất giáo, Trung Thiên vận hội, Phật Mẫu địa cầu, Chân tâm bảo vệ di tích, Vô đạo Phật tổ Như Lai, Đạo Nghiệp chướng, Hội Phật trời Vua cha hoàng, Tam tổ thánh hiền, Phật nhất giáo, Đạo Phật thiện. Có loại gần với tín ngưỡng dân gian (thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ Tổ tiên) gồm: Đoàn 18 Hùng Vương, Ngọc Phật Hồ Chí Minh hay Thánh minh vì tình dân tộc, Lạc Hồng - Âu Cơ, Đạo Trần Hưng Đạo, Khổng Minh thánh đạo hội, Đạo Tiên, Đạo Cội nguồn. Loại cực đoan trong hành vi hành đạo như: Thanh Hải vô thượng sư, Vô vi pháp, Đạo Chân không. Có những nhóm giáo phái chưa xác định được là gần với tôn giáo nào như: Tâm linh, Đạo Lẽ phải, Huynh đạo, Tiên nhiên Huynh Kỳ, Tố dương, Thần linh tiên, Đạo Vả hay Vô điểm thỉnh điểm tô, Đạo Thiên cơ, Tâm linh thần quyền, Đạo Hoa Vàng, Đạo Thiên nhiên, Đạo con hiền, Tam giáo tuyên dương, Đạo Thiên nga, Đạo Khổ hạnh, Đạo Khăn Vàng…

Những nhóm phái tôn giáo trên chủ yếu phát triển ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hà Tây, Nam Định… Phải chăng, chúng ta đã đứng trước một logic mới là các tỉnh phía bắc, giờ là lúc hơn đâu hết, có sự hẫng hụt về tâm thức tôn giáo rõ nét hơn.

Có thể nói, chúng sinh (hay dân chúng) thời gian qua đã được “bủa vây” trong các thuyết, luận, pháp và kinh kệ… rất phong phú. Một vài người còn khẳng định rằng: bây giờ (thế kỷ 21) là thời kỳ thịnh trị của tôn giáo (!).

Thế nhưng điểm lại thì những con số  hiển hiện của đời sống xã hội đang khiến ta giật mình: tham nhũng ngày càng gia tăng, nạn nạo phá thai ngày càng tăng và tỷ lệ phá thai vị thành niên rất cao, tai nạn giao thông hàng đầu thế giới, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tin tức hàng ngày đầy chuyện cướp, giết, hiếp, các loại bệnh nan y gia tăng… Lối sống ứng xử văn hoá như lễ hội xô bồ, xả rác tuỳ tiện, ý thức xếp hàng, tham gia giao thông kém, thực phẩm nhiễm chất độc hại, con người chúng ta bị bao vây bởi hóa chất và độc tố, khí thải…

Trách nhiệm về những vấn đề này, có vài trò của các dòng phật học, các tôn giáo, các nhóm giáo phái hay không? Ai gây nên những vấn nạn trên? Người nước ngoài họ vào gây ra hay chính chúng ta – những con người là phật tử hoặc gần gũi với phật tử, con chiên đang thi hành? (Nói gần với phật tử bởi vì Việt Nam, thời kỳ thịnh trị nhất của phật giáo là đời Lý – Trần chưa có Thiên Chúa Giáo và hầu hết theo đạo Phật)

Phần 2 tiếp theo, tác giả xin dẫn lại một số thực tế về cái gọi là: Hành đạo của một số cơ sở, cá nhân và kể cả những yếu kém của những người quản lý trị an xã hội.

Hình ảnh trong bài chụp tại Chùa Từ Hiếu - Nơi mà du khách có thể đến tìm nơi tĩnh lặng và thậm chí: Cô liêu!
 
 
 
 
Những ngôi mộ quanh hiu của các vị Thái Giám triều Nguyễn (các ảnh dưới)
 
 
 
 
 
 
 
 
Du khách thích thú với những con cá rất lớn tại Hồ Bán Nguyệt chùa Từ Hiếu
 
Còn tiếp nhiều kỳ

Tin mới hơn:
Tin trước đây:
Ông : Đăng Thọ Dũng
Emai: dangthodung@yahoo.com
Số TK  Ước Mơ Nhỏ - Đặng Thọ Dũng: 2009206008503
Tại: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chợ Mới, Đà Nẵng 
                                                                                                                                                                                                

Sống là cho…
Triết học phương đông có câu: “Làm cho mình là làm cho cuộc sống, còn làm cho người là làm cho cuộc đời!”.
Với quan điểm nhân thiện, câu nói trên đã đi xuyên suốt lịch sử và làm nền tảng nhân ái của loài người. Đối với chúng tôi nó có một ý nghĩa cực kỳ sâu sắc...
  • Tin mới

  • Đọc nhiều nhất